NẮM BẮT ÂM DƯƠNG
Ai nghiên cứu Dịch học cũng biết, thuyết Thiên-Địa-Nhân ở môn nào cũng đề cập, lý thuyết của nó luôn khẳng định Thiên - Nhân tương ứng, hay nói cách khách, con người luôn luôn phải tìm cách sống sao cho thuận theo đạo Trời-Đất mới Cát, ngược lại là hung.
Mà Đạo Trời không ngoài Âm-Dương; Đạo Đất là Cứng-mềm; Đạo Người là Nhân-Nghĩa. Trong đó Đạo Đất, Đạo Người không ngoài Âm-Dương >>> ÂM - Dương là phạm trù bao trùm mọi vật, mọi việc trên đời >>> Ai ai nghiên cứu về Dịch học để đoán giải tương lai như Tử Vi; Tứ trụ, hay Phong thủy, Quẻ Dịch .... chúng ta đều rất cần nắm vững khái niệm đầu tiên và cũng rất quan trọng này.
Vậy Âm Dương ở đâu ra: Các sách kinh điển đều có nói đến, là Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi chính là Âm-Dương, một Âm một Dương là Đạo, như vậy nếu trái lại thì là hung vậy, đây là điều ai ai nghiên cứu cũng biết điều này. Đây cũng là nguyên lý bất biến với mọi vật, mọi việc trên đời đều tuân theo nguyên lý này, nghĩa là sự phân chia liên tục, liên tục không ngừng bao trùm vạn sự, vạn vật trên đời.
Như vậy, khái niêm Âm-Dương luôn luôn tồn tại với bất kể mọi vật, mọi việc trên đời. Điều này rất quan trọng, bởi nếu khi nghiên cứu Dịch học đòi hỏi đều phải thấu hiểu Âm-Dương thì khi ứng dụng Dịch học, bất kể là môn phái nào khi dự đoán bất cứ việc gì đều phải quy nạp được về Âm-Dương thì mới mong dự đoán chính xác được. Tại sao khái niệm Âm-Dương lại quan trọng đến vậy. Bởi Âm-Dương là tiêu trí phân loại mọi Khí, mọi vật, mọi việc trên đời. Phân loại đúng thì luận đoán đúng, phân loại sai thì kết quả luận đoán giảm nhiều, thậm trí sai lệch.
Ví dụ: Nói về nguyên lý vận động, đó là Trời Thuận-Đất Nghịch, tương ứng hiểu là Dương thuận-Âm nghịch. Nguyên tắc này là theo sự vận động của Trời, thể hiện ở đồ hình Tiên Thiên Bát quái (Đồ hình này sách nào cũng có). Đây chính là nguyên tắc bất biến trong ứng dụng mọi sự vận động của Thiên Khí hay địa khí, con người cũng vậy.
Ứng dụng của nguyên tắc vận động theo "Trời" ở trên vào các bộ môn dự đoán nào cũng phải tuân theo, ví dụ:
+ Ứng dụng vào Dự đoán theo Tứ trụ: Khi tính Vận của một người là Nam Dương-Nữ Âm thì tính thuận và Nam Âm-Nữ Dương thì tính Nghịch (Ngược).
+ Ứng dụng trong Phong Thủy cũng vậy:
- Khi tính đồ hình theo phái Huyền Không phi tinh: Sao Dương đi thuận, Âm đi nghịch.
- Khi tính Thái Tuế vận động quanh đồ hình địa bàn, cũng chuyển vị trí "Nghịch với Trời-Tức thuận theo Kim đồng hồ"
+ Ứng dụng với người: Đầu là Dương-Phối với trời; Người là Âm-Phối với Đất. Tính thuận nghịch của âm dương với con người cũng không nằm ngoài quy luật của Trời, tức là phần não bên Trái quản lý vận động của phần bên Phải của cơ thể, người lại phần não Phải quản lý sự vận động bên Trái của cơ thể.
Lại ví dụ nói về sự thuận nghịch trong bao bọc. Ở Trời thì Dương bao Âm-Thuận. Ở Đất thì Âm phải bao Dương-Nghịch với Trời. Như vậy bất kể Người, Vật đều tuân theo nguyên lý trên thì được gọi là Thuận với Trời, như vậy là được Cát tường, người lại là Hung vậy.
Hay nói về phạm trù nhiều-Ít: Ở Trời Dương nhiều Âm ít, bởi vậy sách mới nói "Trời bọc đất-Đất lọt trong Trời"; Ở Đất thì Âm nhiều Dương ít.
Ta cũng ngẫm xem thực tế Ông Trời đã tạo hóa ra Địa cầu có theo quy luật của Trời hay không:
+ Bản thân cách gọi Âm-Dương đã nói lên cái sự nhiều/ Ít; Quan trọng của Âm-Dương, nên Âm đứng trước Dương.
+ Ví như Trái đất của chúng ta dù có năm châu bốn biển thì Dương vẫn là ít, mà Âm vẫn là nhiều (Nước nhiều hơn), đó là nguyên lý trời đất sinh ra vốn là vậy.
Trên đây là nói về Âm-Dương và vài đặc tính trong nhiều đặc tính mang tính quy luật của Âm-Dương, mỗi chúng ta khi nghiên cứu Dịch học hàng ngày đều phải "Nát đầu" vì 2 chữ Âm-Dương mà vẫn chưa đâu vào đâu, quả thật là khó, quá khó khi ứng dụng phạm trù Âm-Dương trong bất cứ môn nghiên cứu nào.
Chúng ta thử liệt kê các cặp phạm trù được phân loại theo Âm-Dương để ứng dụng trong các môn dự đoán:
1- Ở Thiên (Trời): Âm-Dương; Càn-Khôn; Thiên-Địa; Mặt Trời-Mặt Trăng; Thiên Khí: Phong-Hàn-Nhiệt-Táo-Thấp hay mầu sắc Đỏ-Vàng-Xanh-Trắng-Đen ....rất nhiều thứ chúng ta cần nắm bắt, quy nạp.
2- Ở Địa (Đất): Đất-Nước; Sông-Núi; Cao-Thấp; Rộng-Hẹp; Xa-Gần; Trong-Ngoài và ngũ vị: Chua-Cay-Ngọt-Đắng-Mặn ..v.v....... rất nhiều thứ chúng ta cần nắm bắt, quy nạp.
3- Ở Nhân (Người): Nam-Nữ; Trái-Phải; Đi-Về; Cha-Mẹ; Sang-Hèn; Thọ-Yểu; Đầu dương thân thể là Âm; Lục phủ là Dương-Ngũ Tạng là Âm ..v.v..v...rất nhiều thứ chúng ta cần nắm bắt, quy nạp
4- Xã hội: Vua-Dân; Chính quyền-Nhân dân; Nhà Quản lý-Thị trường; Quân-Thần ....rất nhiều thứ chúng ta cần nắm bắt, quy nạp chính xác để ứng dụng trong luận đoán.
Vậy ứng dụng Âm-Dương (các vấn đề quy nạp vào Âm-Dương) để luận đoán thế nào, tại sao Âm-Dương lại quan trọng như vậy? Chúng ta cùng xem khi ứng dụng Âm-Dương vào vài môn phái để ứng dụng luận giải thì sẽ thấy mức độ quan trong của phạm trù này.
1- Ứng dụng trong dự đoán tứ trụ:
+ Khi xem lá số của một người, nếu phát hiện thấy có sự tương sung Tý-Ngọ, nếu kết hợp sự Cát Hung của toàn Mệnh
(Năm/Tháng/Ngày/Giờ và Vận, Lưu niên) nếu có tương xung lại gặp Hình hại, mà không có cứu giải là Hung lớn, ta có thể luận đoán là cần cẩn thận nếu không sẽ bị nạn. Nạn ở đây thể hiện là khi gặp nạn thì nặng nhất là Mắt. Như vậy ở đây ta phải tìm ra Mắt Trái hay Mắt phải bị nặng, để giải quyết được bài toán luận đoán chính xác, cần phải từ Tứ trụ của người đó, xem Âm-Dương ra sao thì sẽ biết là Mắt Trái hay Mắt phải. Nếu là thuộc Dương-Tức Mắt Trái bị nặng nhất/ Chỉ bị Mắt Trái. Tương tự, nếu Ngọ thuộc Âm thì Mắt Phải bị Nặng hơn/ Chỉ bị Mắt phải. (Lưu ý: Âm-Dương ở đây ta phải liên hệ nguyên tắc: Muốn xem cái gì thuộc về Trời thì dùng Ngày, thuộc về Đất thì dùng tháng để phân loại Âm-Dương). Như vậy mới đạt được kết quả dự đoán nhằm rước lành-Tránh dữ.
+ Hoặc khi em bé mới sinh, cần đặt tên: Đều căn cứ vào Dụng thần. Qua Tứ trụ thì biết được Dụng thần vượng suy, đắc lực hay không, có gốc hay không, có bị xung khắc hình hại ... hay không để quyết định chọn tên theo ngũ hành cho phù hợp. Ví dụ nếu Dụng thần là Thiên Can Ất Mộc, lại cần dụng vượng để tương sinh nhanh và mạnh cho Can ngày thì ta phải chọn tên với Ngũ hành sao cho Mộc này phải là Mộc " Âm trong Dương ", khi đọc tên đó lên thì hình tượng của nó phải là "Mơn mởn xanh tốt" và tùy theo mức độ yêu cầu mà có thể chọn tên thể hiện đó là một Khóm Mộc/ Rừng Mộc thưa thớt/ Rừng cây rậm rạp .......nếu trọn Giáp Mộc "Dương trong Dương" thì theo nguyên tắc tương sinh mà nói Dương sinh cho Âm thì chậm hơn là Âm sinh cho Âm. Tương tự, nếu dụng thần là Dần Mão địa chi thì ta cũng cần chọn Mộc sao cho Hợp với ngũ hành địa chi (Bởi Địa chi có Can Tàng chứa, và còn bị Khắc, Xung, Hình, Hại nên chọn Tên sẽ khó khăn hơn nhiều, vì ngoài phải phân loại Mộc Âm-Dương ra, còn phải xem Mộc nào Hợp chặt kị thần (nếu Mệnh gặp xung) ......bởi vậy mới nói là khó hơn.
2- Ứng dụng trong dự đoán Phong Thủy:
+ Các sách kinh điển đều nói, nguyên tắc là bỏ Âm-Lấy Dương. Vậy bạn phải biết được 4 phương, 8 hướng, 24 sơn hướng đâu là Âm, đâu là Dương thì mới ứng dụng tìm Cát tránh Hung được
+ Khi bạn thiết kế ngôi nhà, các sách đều hướng dẫn nguyên tắc đầu tiên là: Căn cứ vào cuộc đất, từ vị trí lô đất định xây dựng, xem Loan đầu (Hoàn cảnh xung quanh của khu đất) xem Núi nước thế nào (Nhà cửa xung quanh cũng vậy), cũng tức là nói xem nhà cửa xung quanh to, bé, cao thấp, mầu sắc ......cũng chính là Âm-Dương xung quanh, để định Tọa hướng cho Phù hợp, ngoại trừ các trương hợp Đại không vong, Tiểu không vong, hay Vận - Long tương sinh tương khắc nếu xấu phải bỏ cuộc đất ra thì các nguyên tắc Âm-Dương tương khắc luôn tạo ra Cát-Hung mà với bất cứ Tọa-Hướng nào chúng ta cũng đều phải xét nét tỷ mỉ mới không sai lầm. Trong đó các nguyên tắc Âm khắc Dương thường đi với rất hung/ Cực hung ...v.v...
+ Với Huyền Không phi tinh thì chúng ta luôn mong muốn cuộc đất vượng sơn vượng hướng, mà muốn vượng sơn vượng hướng thì không ngoài Vượng tinh phải gặp Âm để bay Nghịch mới có thể đáo sơn đáo hướng vậy.
Từ đó ta thấy, phạm trù Âm-Dương bao trùm vạn sự, vận vật trên trời dưới đất, nắm bắt được nguyên lý: Âm-Dương Động-Tĩnh; Thăng-Giáng; Thuận-nghịch; đối lập thống nhất; chuyển hóa qua lại ..... và quy nạp Âm-Dương ở trời/ Đất/ Người ......thì là bước đầu để nhập môn dịch học.
Nhân có ngày nghỉ, viết vài dòng kiến thức trong kho kiến thức kinh điển, chắc chắn không phải là kiến thức tổng hợp mà chỉ là các gợi ý chừng mực nào đó với người mới học, chủ yếu người viết muốn nhấn mạnh vấn đề Âm-Dương thật sự quan trọng, những ai mới nghiên cứu dịch lý không nên xem nhẹ. Bởi Tutru tôi đã nói truyện với nhiều học viên đã học qua các lớp sơ cấp về tứ trụ, Phong thủy, Chu dịch dự đoán .... tức là Âm Dương Ngũ hành đã học qua, cộng với học ở sách, đa số chỉ nắm được các nguyên lý cơ bản Âm-Dương theo sách kiểu học thuộc lòng, không hiểu bản chất thì sẽ rất khó để ứng dụng trong dự đoán. Về kiến thức Ngũ hành cũng vậy.
Mất vợ khi tin thầy phong thủy?
Đây là đầu đề bài viết trên Vietnamnet.vn có đường dẫn:
Cuối bài viết có đoạn:
Tôi không lấy một chuyện cá nhân để quy chụp phong thủy là mê tín. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, khi con người và phong thủy không hợp nhau thì có 2 cách để thay đổi. Bạn có thể thay đổi phong thủy và cũng có thể thay đổi chính mình. Tôi nghĩ thay đổi chính mình là điều quan trọng nhất. Nếu tôi chịu sửa cái tính nóng nảy của mình thì vợ chồng sẽ bớt xung khắc, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng và mọi chuyện sẽ êm đẹp. Nhiều gia đình chẳng biết phong thủy là gì nhưng vẫn hạnh phúc.
Đọc xong bài viết, dưới góc độ của người nghiên cứu Dịch học nói chung, Phong thuỷ nói riêng thì kinh nghiệm này không chỉ của riêng ai, bởi nó luôn đúng. Bởi lẽ:
1- Con người ở giữa trời đất, là trung tâm của sự nghiên cứu ứng dụng Phong thuỷ học, với mục đích làm sao để con người hoà hợp với tự nhiên tốt nhất trong sự vận động không ngừng của "Trời" và "Đất". Muốn thế cần phải biết, nắm bắt được quy luật sinh tồn và sự vận động không ngừng đó của Trời và Đất tác động đến con người như thế nào, thông qua cái gì, làm cơ sở để rước lành tránh rữ tốt nhất? Chính là Âm dương-Ngũ hành-Bát quái ... mà nhiều người trong chúng ta đã biết ít nhiều.
2- Con người vào thời khắc cất tiếng khóc chào đời, là thời điểm quan trọng trong nghiên cứu Dịch học, bởi theo thuyết Thiên Nhân hợp nhất thì, thông qua thời gian Năm, tháng, ngày, giờ sinh đó, dùng lý luận âm dương ngũ hành người ta đã có cách ghi chép thời điểm sinh này dưới góc độ Dịch học thông qua Ngũ hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả và Thổ, và người ta gọi đó là "Thiên Mệnh". Theo lý thuyết Dịch học thì mỗi người, mỗi vật tồn tại trên trái đất này đều có "Mệnh" và vận động theo quy luật Sinh tử, luôn có khởi đầu và kết thúc.
3- Thiên mệnh luôn chịu tác động của "Trời" và "Đất", nhưng một sự tác động nhanh nhất, có ảnh hưởng rất lớn đến mỗi chúng ta mà nhiều người nghiên cứu Dịch học có thể ít xét tới, hoặc không để ý đó là giữa con người với con người, và đây là đối tượng hàng ngày luôn làm mỗi chúng ta đau đầu nhất chứ không phải Phong thuỷ âm dương trạch hay "Trời" hay "Đất".
4- Như vậy, thông qua nghiên cứu Dịch học, cái đầu tiên là phải nắm chắc được "Mệnh", bởi mỗi người đều có Mệnh mà thông qua âm dương ngũ hành người ta biết được tính tình, tính cách, vận số ....của người đó, tức là biết được điểm mạnh và điểm yếu của mệnh để làm sao sự tác động giữa (i) Người với Người; (ii) Trời với Người; (iii) Đất với Người này được hài hoà, thuận theo Trời đất, tránh tối đa sự tác động xấu lên mỗi người, vật. Như thế mới gọi là "Thiên thời không bằng Địa lợi, Địa lợi không bằng nhân hoà".
5- Nhân hoà, cái quan trọng nhất là Nhân hoà, làm sao có được nhân hoà? Cách nhanh nhất và gần gũi nhất, không mất tiền của và thời gian chính là "Tự sửa mình", tức là tự sửa Mệnh, do đó nếu bạn còn băn khoăn về sửa Mệnh thế nào, hãy gặp chuyên gia nghiên cứu sâu về mệnh như môn Tứ trụ, Tử vi ... thì bạn sẽ biết được mạnh yếu của Mệnh mình, tức tính tình và tính cách của mình có vấn đề gì cần phải điều chỉnh để đạt được Nhân hoà tốt nhất. Nguyên tắc tìm điểm mạnh, yếu và sửa mệnh rất đơn giản, bởi quy luật của tự nhiên luôn cần "Tổng hoà", Thầy dự đoán Mệnh sẽ cho bạn biết trong mệnh của bạn cái gì dư thừa quá cần giảm bớt đi, cái gì thiếu thì cần Bổ (tu dưỡng) thêm, như vậy sẽ đạt được đích tổng hoà.
6- Sửa mệnh là trước hết, sau đó kết hợp với sửa Phong thuỷ hay đeo trang sức, hướng nên đi làm làm ăn, nghề nghiệp, quần áo .... sẽ trợ giúp cho bạn thực hiện được mong muốn có cuộc sống nhẹ nhàng, vui vẻ và hạnh phúc hơn >>> Đó mới được gọi là ứng dụng Phong thuỷ thành công.
Vậy mục đích của việc sửa Mệnh để làm gì, có các phương pháp nào để sửa Mệnh, khi nào việc sửa Mệnh là cực kỳ cấp thiết?
Mục đích của sửa mệnh: Trời Đất tự thân nó vốn đã mất cân bằng (Về Âm Dương - Ngũ hành), Sinh mệnh cũng vậy, luôn mất cân bằng ít nhiều, đó là chân lý. Vậy người mất cân bằng ít thì tốt hay mất cân bằng nhiều thì tốt? Trong việc nghiên cứu Mệnh Vận thì các sách đều nói, sự mất cân bằng ít thì cuộc đời ít thay đổi, ít có đột biến, tất nhiên đi với nó là không có điểm gì nổi trội về mọi mặt, nó giống như người an phận thủ thường, theo bạn thế có Hạnh Phúc chăng?
Người trong mệnh mất cân bằng lớn, nhưng hành vận gặp được Dụng thần, tức là Ngũ hành cần cho sự cân bằng tương đối của nguyên Mệnh, nghĩa là là trong cuộc sống hàng ngày, năm này qua năm khác gặp được thời thế tạo ra được sự cân bằng tương đối của Mệnh, phát huy được Ngũ hành mất cân bằng của nguyên mệnh, tạo ra sự cân bằng tương đối >>> Người đó sẽ có mặt nào đó nổi trội hơn hẳn người khác, tùy thuộc vào Ngũ hành nào đại diện. VD: Học vấn uyên thâm; Có duyên làm quan cao chức trọng; Con cháu ngoan hiền; Giầu có cự phú .....
>>> Mục đích của sửa Vận Mệnh chính là => Bổ cứu 01 Ngũ hành nào đó có lợi cho mệnh nhất >>> Sẽ đem lại thành quả tốt đẹp nhất cho mệnh vận của người đó >>> Làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn!
Từ trong Tứ trụ năm, tháng, ngày, giờ sinh của một người, người dự đoán mệnh sẽ chỉ ra được sự mất cân bằng tương đối của bất cứ Mệnh nào, từ đó có các phương pháp đa dạng để cải sửa mệnh vận, các phương pháp là rất nhiều, trong đó có nhiều phương pháp không mất tiền mua, rất gần gũi với chúng ta nhưng đa số đến trên 99 % chúng ta lại không biết cách ứng dụng hàng ngày để cải sửa Mệnh làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Chúng ta thử xem qua Ngũ hành mà nó đại diện ứng với cuộc sống hàng ngày của chúng ta, mà hàng ngày chúng ta mỗi người luôn luôn sử dụng nó theo tùy duyên mà không có sự điều chỉnh cần thiết, cũng theo đó người nào thường xuyên "Sửa được" cũng tức là người đó rất có năng lực sửa mệnh, hiển nhiên cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn người ít có khả năng thành công trong việc sửa Mệnh hàng ngày. Cụ thể:
Ngũ hành ---------- Kim ------- Thủy ----- Mộc ------ Hỏa -------- Thổ
Đại diện ----------- Nghĩa --- Trí ----- Nhân ----- Lễ ------- Tín
Ngũ vị ------------- Vị Cay ---- Vị mặn --Vị chua --- Vị đắng -- Vị ngọt
Âm thanh -------- Khóc ---------- Rên ----- Nói, gọi -- Cười ----- Hát
Tính tình --------- Buồn ---------- Sợ -------- Giận ----- Vui - Suy nghĩ
Như vậy, mối chúng ta đều có thể biết mình cần nói nhiều; Hay hát; Cười đùa ..... ăn vị gì bù đắp " Khí ngũ hành thiếu" để bổ cứu cho mệnh >>> Hàng ngày hàng giờ nếu chúng ta Dự đoán Mệnh, biết được Ngũ hành thiếu, khuyết và căn cứ vào biểu trên để chữa Mệnh, cũng chính là bạn đã áp dụng thành công một trong rất rất nhiều cách chữa Mệnh, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.