Hành: Hỏa
Đắc hãm
Miếu vượng ở Dần Mão, Tỵ Ngọ (VVT)
Đặc điểm
Luôn luôn đồng cung với Thiếu Dương, và luôn có đủ Tứ Đức hội chiếu (Thiên Đức, Phúc Đức, Nguyệt Đức tam chiếu, Long Đức xung chiếu) và Đào Hoa, Kiếp Sát tam hợp hoặc đồng cung trong đó Đào Hoa và Kiếp Sát luôn luôn tam hợp với nhau. Ngoài Đào Hoa, Thiên Không còn được Hồng Loan hoặc Thiên Hỉ tam hợp đồng cung hay xung chiếu. Nếu được Thiên Hỉ đồng cung hoặc Hồng Loan đồng cung thì sẽ có đủ bộ Tam Minh Đào Hồng Hỉ, còn nếu không thì sẽ có Hồng Loan hay Thiên Hỉ tam hợp. Tại Tỵ, Dậu, Sửu và Mão thì còn có thêm Phá Toái. Cụ thể:
Thiên Không tại Dần Thân Tỵ Hợi (tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi) thì có đủ bộ tam minh Đào Hồng Hỉ Cô Quả trong đó Thiên Không đồng cung với Hồng Loan với Thiên Hỉ xung chiếu hoặc đồng cung với Thiên Hỉ với Hồng Loan xung chiếu: Mệnh tại vị trí này thì là người sáng suốt, nhạy bén, thông minh (Thiếu Dương) nhưng hiền lành nhân hậu (Hồng Loan hay Thiên Hỉ Thủy khắc Thiên Không Kiếp Sát Hỏa), tình duyên lận đận, có thể có khuynh hướng tu hành (Hồng Loan Cô Quả hay Thiên Hỉ Cô Quả), nếu gặp thêm Phá Toái thì hơi gặp trái ngang, cuộc sống tương đối hanh thông gặp may mắn (Đào Hoa cư Quan). Thiên Không Kiếp Sát tại vị trí này ít tàn phá nhất vì bị Hồng Loan Thiên Hỉ khắc, đồng thời sinh suất cho Cô Thần Thổ
Thiên Không tại Tí Ngọ Mão Dậu (tuổi Dần Thân Tỵ Hợi) thì đồng cung với Đào Hoa và có Hồng Loan hay Thiên Hỉ tam hợp, không có Cô Quả: tại vị trí này thì là người quá thông minh nhạy bén nên rất đa mưu túc trí (Đào Hoa Mộc sinh cho Thiếu Dương Hỏa) dễ sa tâm làm những chuyện thiếu đạo đức, nếu gặp thêm Phá Toái (tại Mão Dậu) thì cuộc đời càng thêm ngang trái, sự nghiệp dễ đổ vỡ mạnh (Thiên Không được Đào Hoa tăng sức tàn phá. Tại vị trí Tí Ngọ thì cuộc sống nghề nghiệp hanh thông hơn tại Mão Dậu (Hồng Loan cư Quan). Vợ chồng thường xung khắc (Phu Thê có Quả thủ, Cô tam hợp, Hồng hay Hỉ thủ) và có nhiều mối tình trước khi lập gia đình hoặc hai đời
Thiên Không tại Thìn Tuất Sửu Mùi (tuổi Tí Ngọ Mão Dậu) thì có Đào Hoa đồng cung với Hồng Loan hay Thiên Hỉ tam hợp, không có Cô Quả: Mệnh tại vị trí này thì cũng là người thông minh nhạy bén, được người giúp đỡ trên vấn đề kiếm tiền hoặc gặp may mắn (Tài Đào Hỉ hoặc Đào Hồng), tình duyên thường không trắc trở (Đào Hồng không gặp cô Quả, Phu Thê không có Cô Quả lại có Hồng hay Hỉ tam hợp)
Ý nghĩa
- Chủ sự hoang hủy, phá tán (VVT, TTL)
- Gian hùng, quỉ quyệt nhưng chẳng làm nên việc gì (TTL)
- Hay làm những việc trái ngược với cương thường đạo lý (VVT)
- Là hung tinh, quí tinh hoặc quyền tinh không nên gặp chủ khoa trường lận đận, công danh trắc trở (VVT)
- Mệnh có Thiên Không tọa thủ thì cuộc đời thành bại đa đoan, tiền tài chỉ có tán không có tụ với kết quả là vạn sự giai không , nếu ly hương thì đỡ xấu (VVT)
- Gặp cát tinh thì cũng được phúc nhỏ (VVT)
- Mệnh có Thiên Không thủ thì cả đời vướng tai ách về chuyện trai gái, tình cảm:
- Thiên Không liệt ư Mệnh viên, chung thân phong hoa ách (1, B64)
- Mệnh Không Đào đồng cung: xảo trá, đa mưu túc trí (VVT, TTL) nhưng cơ nghệp dễ đổ vỡ, được gọi là cách bán thiên triết sỉ, chim bay ngang trời bị gãy cánh (VVT)
Thiên Không hội với Đào Hoa,
Cầm, kỳ, thi, họa tài ba tuyệt vời
Cơ mưu quyền biến hơn người
Ngàn năm mệnh bạc một đời tài hoa (AB334)
- Mệnh Không Hồng đồng cung: thích ẩn dật tu hành
- Nữ Mệnh có Thiên Không thủ mà không có cát tinh hóa giải thì chỉ làm thứ thiếp hoặc tỳ nữ (VVT)
Thiên Không
- Mệnh có Thiên Không thì rất thông minh, nhạy bén do có Thiếu Dương đồng cung
- Rất tác hại , ở cung nào thì phá hoại cung đó, làm cho thành không (CV)
- Cung Mệnh có Tam Không thủ chiếu là cách đổ vỡ hoặc phải lập nghiệp làm nhà ba lần mới được yên thân (VVT)
- Lâm hạn mà có Thiên Không thủ thì rất tai hại, bị hao tán tiền của, nghề nghếp bị trục trặc (CV)
- Thiên Không tại Tử Tức: có con cũng như không (CV)
- Thiên Không tại Tật Ách thì không bệnh tật (CV)
- Thiên Không tại Mệnh thì không làm việc nhà, làm việc thiên hạ (CV)
- Phu Thê có Thiên Không Địa Kiếp đủ bộ thì sát phu thê (CV)
- Không Đào đồng cung tại Mệnh thì rất thông minh, nếu là con gái thì chồng bỏ hoặc bỏ chồng (CV)
- Không Đào đồng cung tại Tật: chết bất ngờ (CV)
- Không Đào đồng cung tại Tử: con chết bất ngờ (CV)
- Không Đào đồng cung tại Phu Thê: vợ hay chồng chết bất ngờ hoặc bỏ nhau (bán thiên triết sĩ) (CV)
- Hóa Khoa và Tuần Triệt giải được Thiên Không (CV)
Thiên Không Nam Nữ Mệnh ca
- Mệnh có Thiên Không thủ thì có số đi tu, nếu gập Thiên Tướng, Văn Xương thì tính khoa trương, khoáng đạt, còn nếu gặp Tứ Sát (VTL ghi tứ cát) thì được thừa hưởng phúc lộc của tiền nhân lưu truyền:
Mệnh tọa Thiên Không định xuất gia,
Văn Xương, Thiên Tướng thực kham khoa,
Nhược phùng Tứ Sát (tứ cát, VTL) đồng Thân, Mệnh
Thụ ấm, thừa ân (vinh), phúc khả giai (AB474, QXT)
(QXT ghi Thiên Tướng không sợ Không, Kiếp, Kình, Đà, Thiên Không, chỉ có Tử, Phủ mới sợ tứ sát tinh này)
Thiên Không nhập hạn Hạn gặp Thiên Không thì điền sản bị phá hoại, tiền bạc không tốt, nhiều thất bại, đề phòng vợ chồng con cái bị hình thương hoặc chết và bản thân cũng vậy:
Không vong (Thiên Không, VTL) nhập hạn phá điền trang
Phu (Thê, QXT, VTL), tử tu phòng hữu tổn thương
Tài bạch bất duy, đa bại thất,
Cánh ưu thọ Mệnh, nhập tuyền hương (AB475, QXT)
TVT cho rằng Mệnh có Lộc Tồn tọa thủ, cung Thân có Thiên Không hoặc Địa Không tọa thủ tất đời chỉ phong lưu hoặc đủ ăn chứ không thể giàu có được. Cần coi lại câu phú này:
Mệnh phùng Lộc, cư Không Thân xứ, mãn kiếp tao phùng thiểu khiếm (21)
Mệnh an tại Tí Ngọ Mão Dậu có Thiên Không gặp Hỏa Linh hội họp thì là người anh hùng gan góc trầm tĩnh, tuy công danh lên như diều gặp gió nhưng thường bị gãy cánh, đổ vỡ lưng chừng
Thiên Không phùng Hỏa Linh do như bán thiên triết triệu (2)
TVT cho rằng Mệnh có Thiên Không Hóa Kỵ là người hay nghi ngờ vợ hiền
Vân đầu khởi chướng gia Thiên không, so tuế hu tu hiền phu (39)
Quan Lộc rất kỵ gặp Thiên Không Hóa Kỵ, nếu gặp Nhật Nguyệt hãm địa tọa thủ thì lại thành sáng sủa tốt đẹp nhưng về già mới thành đạt. TVT giải rằng Quan Lộc rất kỵ gặp Thiên Không Hóa Kỵ, nếu an tại Thìn Tuất Sửu Mùi gặp Nhật Nguyệt hãm địa tọa thủ thì lại thành sáng sủa tốt đẹp nhưng về già mới thành đạt:
Thiên Không Hóa Kỵ tối kỵ Quan cung, nhi phùng Âm Dương phản bối (hãm địa) công danh vãn tuế tất thành (7)
Hạng Võ là bậc anh hùng nhưng gặp hạn có Thiên Không thủ thì thì sự nghiệp tan vỡ, bị mất nước:
Hạng Võ anh hùng, hạn ngộ Thiên Không nhi táng quốc (5)
Hạng Võ anh hùng, ngộ Thiên Không táng quốc, Thạch Sùng hào phú, phùng Địa Kiếp vong gia (VVT)
Nguyễn Tịch lâm vào cảnh nghèo đói do hạn gặp Thiên Không Địa Kiếp:
Vận ngộ Thiên Không Địa Kiếp Nguyễn Tịch hữu bần hàn chi khổ (7)
Cung Huynh Đệ Thiên Không Địa Kiếp, Tiếng viên tỳ thu xếp cùng ai (B105)
Sự mù mờ về các câu phú liên quan đến chữ Không: - Tuần: được gọi là Tuần Không trung vong
- Triệt: được gọi là Triệt lộ Không vong
- Thiên Không còn có tên là Không Vong chi thần
- Địa Không: tử vi theo Nam Phái đã sử dụng sao Thiên Không của Bắc Phái với tên Địa Không và đã an thêm sao Thiên Không đồng cung với Thiếu Dương nghĩa là Địa Không của Nam Phái chính là Thiên Không của Bắc Phái, Bắc phái không có sao Thiên Không đồng cung với Thiếu Dương. Tam Không thiết tưởng nên cho là Tuần, Triệt, Địa Không theo Bắc Phái hoặc là Tuần Triệt Thiên Không theo Nam Phái và bộ Địa Không Địa Kiếp của Bắc Phái chính là bộ Thiên Không Địa Kiếp của Nam Phái
THIÊN KHÔNG VỚI PHỤ TINH TVT cho rằng Mệnh VCD gặp Thiên Không tọa thủ hay xung chiếu nếu không có nhiều Quí Tinh hội họp thì phải này đây mai đó nếu không thì phải mang bệnh tật nghèo khổ:
Kim ly phùng Không bất phiêu lưu tắc đa tật khó (4)
Mệnh Không (Tuần Triệt) gặp hạn Không nếu không có cát tinh thì công danh trắc trở. TVT giải rằng Mệnh Thiên Không hạn Địa Không hoặc Mệnh Địa Không hạn Thiên Không nếu không có cát tinh thì công danh trắc trở
Mệnh Không hạn Không vô cát tấu, công danh tằng trừng (3)
Khôi Việt một sao thủ, một chiếu lại gặp Hóa Khoa và không bị Tuần Triệt án ngữ hoặc Thiên Không, Địa Không thì chỉ một lần đi thi đã công thành danh toại:
Tọa Quí Huớng Quí chẳng phùng Không xứ, gặp Khoa thời nhất cử thành danh (4)
Mệnh VCD lại được Tam Không thủ chiếu thì phú quí. Theo QXT thì Tam Không là Thiên Không, Địa Không và Tuần Không:
Xét xem phú quí mấy người,
Mệnh VCD trong ngoài Tam Không (QXT)
Mệnh VCD như ai,
Giầu sang vì gặp trong ngoài Tam Không (B104)
Danh lưỡng diệu (Âm Dương) huy quang sớm có,
Số Tam Không độc thủ sang giầu (B114)
Mệnh gặp sao Không, không có cát tinh hội họp mà lại gặp hung tinh thì công danh trắc trở:
Những người Mệnh lý phùng Không, Cát vô, hung hữu, công danh chớ màng
Thiên Phủ gặp Tuần, Triệt, Địa Không, Thiên Không thì tiền tài bị suy kém, không giữ được tổ nghiệp:
Phủ (Thiên Phủ) phùng Không xứ tài suy, Thủy chung (chung thân) nan bảo tư cơ lưu truyền
Hoặc là Thiên Phủ phùng Không, Tư cơ số ấy thủy chung khó toàn (B103)
Quí tinh (Khôi Việt) gặp Tam Không thì không còn quí hiển:
Khốc Hư hạn ấy đừng bàn (Hạn gặp Khốc Hư thì xấu),
Quí không nên Quí vì đoàn Tam không (B103)
Mệnh Vô chính diệu Tam Không,
Nhật Nguyệt giao chiếu dự phần công khanh
Tử Tức không có chính diệu đắc Tam Không, có cát diệu thủ lại có sao Dưỡng thì có con nuôi:
Tam Không chiếu nội tao cát diệu, Lại Dưỡng tinh có đạo con nuôi (B42)
Tam Không gia nội tao cát diệu, Ngộ Dưỡng tinh cũng nẻo con nuôi (QXT)
Đồng Riêu ý ngoại chẳng bàn, Tứ Không ngộ Mã nhiều đoàn bướm ong (B45)
Cơ Riêu ấy ngoại tình bàn, Tử, Không ngộ Mã lắm đành bướm ong (QXT, lấy vợ giang hồ)
(lại có Thiên Đồng Thiên Riêu thì ngoại tinh. Bốn sao Không gặp Mã thì lẳng lơ ong bướm) (B45). Chú ý Thiên Không không bao giờ gặp Mã cả trừ vị trí nhị hợp: Hồng Loan Dần Thân (tuổi Sửu Mùi) có Mã nhị hợp
Tử Tức có Thiên Mã gặp sao Không lại thêm Tả Hữu thì sinh đôi:
Lo về Thiên Mã phùng Không, Gặp sao Phụ Bật một vùng sanh đôi
Ngại hiềm Mã ngộ Không vong, Gặp sao Tả Hữu hạn phùng cả đôi
Mệnh có Mã không gặp Không thì là người hiền hậu con nhà gia giáo:
Mã chẳng gặp với Không ở đó, Người từ nhân nhà họ lương gia (B45)
Mã chẳng gặp Tử Không ở đó, Thời con nhà vọng tộc lương gia (QXT, cung Phối)
Hạn gặp Thiên Mã gặp Không thì nhiều lo âu, hạn gặp Tả Hữu thì nhiều công việc:
Lo âu ấy Mã Không quản vận, Nhiều việc thì Tả Hữu lưu niên (B110)
Việt, Đà tiếng nói khoan thai,
Đồng, Không, Hư, Nhận (Kình Dương) lắm lời thị phi
Tang, Không, Khốc, dị sinh hoán cải,
Để di truyền vạn đại về sau (QXT, cung Phối)
Thiên Cơ hãm địa ở phương nào thì ở phương ấy có yêu quái Mộc tinh. QXT ghi rằng Điền có Cơ ngộ Hỏa thì nhà bị cháy, có Không, Kiếp Mộc Dục ngộ Cơ thì có ma Mộc:
Thiên Cơ ngộ hãm chẳng hay, Ở phương địa này hiện quái Mộc tinh
Thiên Cơ ngộ Hỏa chẳng hay, Phùng Không, Kiếp Mộc nở đầy quải lưu (QXT)
Cơ, Lương, Sát, Phá gặp Không thì nên đi tu thì cuộc đời mới tránh được lo lắng:
Cơ, Lương, Sát, Phá ngộ Không (Không Vong), Dấn thân cửa Phật khỏi vòng ưu tư (HC)
Cung Quan gặp Tham Vũ miếu vượng thì bôn ba lên rừng xuống bể. QXT cho rằng Quan Vũ, Tham gặp Tuần, Triệt, Địa Không thì đi làm xa hoặc nay đây mai đó:
Quan cung Tham Vũ cùng xâm, Đường mây thuở ấy hải lâm bôn trì (NMB, VT)
Quan, Không, trùng kiến Vũ, Tham, Đường mây thuở ấy đã cam bôn trì (QXT)
Phu có Phá phùng Không thì lấy chồng ba lần mới thành:
Không (sao Không) phùng Phá tú (Phá Quân) Phối hào (cung Phối), Vợ chồng trắc trở ba tao mới thành (NMB, VT)
Không ngộ Phá, Tú Thê hào, Vợ chồng cách trở ba tao mới thành (QXT)
Khốc Hư hãm thì không nói đến, Khôi Việt gặp Tuần Triệt Thiên Không Địa Không thì không làm nên được:
Khốc Hư ngộ hạn mạc đàm, Hạn phùng Không Kiếp ai làm cho nên (QXT)
Khốc Hư ngộ hãm mạc đàm, Quí phùng Không xứ ai làm cho nên
Khốc Hư Tí Ngọ mạc đàm, Quí phùng Không xứ ai làm cho nên (VT)
Thái Dương gặp Không thì mắt to mắt nhỏ:
Mắt to mắt nhỏ ấy là, Nhật phùng Không hãy đoán ra rõ mười
Sửu Mùi Nhật Nguyệt xem qua, Đối cung có mệnh ắt là rạng danh,
Cùng cư Mùi, Sửu cho minh, Tam phương vô cát khó thành được công,
Bấy giờ cần gặp Tuần Không, Ân Quang Thiên Quí Khúc Xương chiếu miền,
Cũng là văn cách thánh hiền, Khác nào Nhật Nguyệt cát tinh hợp cùng (HC)
Thìn Tuất Tướng ngộ Thiên Không, Cát tinh gia hội uy trong quyền ngoài (HC)
Như sinh xứ ngộ Địa Không, Ấy người yểu triết khoảng chừng trung niên
Vì an Mệnh tại Hợi viên, Tí thời sinh giả khôn yên được mình
Tỵ an Mệnh, Ngọ thời sinh (Mệnh an tại Tỵ, sinh giờ Ngọ), Phùng Không ấy, hẳn bỏ mình thiếu niên
Mệnh, Thân ngộ Kiếp chẳng yên, Bại tài, gia Sát Kỵ phùng càng hung
Ai bằng Hạng Vũ anh hùng, Đại tiểu hạn gặp Địa Không bỏ mình
Xin lưu ý cùng các bạn trẻ nghiên cứu Tử Vi là từ "Thiên Không" trong các cách sau này (trích từ bài trên của anh TMT) thực ra ám chỉ sao Địa Không của cặp Địa Không Địa Kiếp.
Sở dĩ có sự lộn xộn này là vì từ thập niên 1920's Tử Vi đã hiện thành hai phái rõ rệt. Một phái có Địa Không Địa Kiếp, Thiên Không (sau Thái Tuế); một phái không dùng Thiên Không sau Thái Tuế, và gọi Địa Không là Thiên Không.
====================================================
Hạng Võ là bậc anh hùng nhưng gặp hạn có Thiên Không thủ thì thì sự nghiệp tan vỡ, bị mất nước:
Hạng Võ anh hùng, hạn ngộ Thiên Không nhi táng quốc (5)
Hạng Võ anh hùng, ngộ Thiên Không táng quốc, Thạch Sùng hào phú, phùng Địa Kiếp vong gia (VVT)
Nguyễn Tịch lâm vào cảnh nghèo đói do hạn gặp Thiên Không Địa Kiếp:
Vận ngộ Thiên Không Địa Kiếp Nguyễn Tịch hữu bần hàn chi khổ (7)
Cung Huynh Đệ Thiên Không Địa Kiếp, Tiếng viên tỳ thu xếp cùng ai (B105)
Phu Thê có Thiên Không Địa Kiếp đủ bộ thì sát phu thê (CV) =====================================================
Tại sao có hai phái thì có rất nhiều thuyết. Đoạn hỏi đáp sau đây trích từ chương “Vấn đáp nhị thập tứ điều” (hỏi đáp 24 điều) của quyển 1 tập Đẩu Số Đàn Vi (Quán Phòng chủ nhân, hoa Lục, 1928; bản mới toàn bộ 2 tập nxb Vũ Lăng, Đài Bắc, Đài Loan, 2002), tôi xin phỏng dịch:
Vấn: Thiên Không Địa Kiếp vốn là 2 sao. Chẳng hề có tên Địa Không. Lúc cần xử dụng phải theo cái nào mới đúng?
Đáp: Sách có hai loại, phép không giống nhau. Một bản viết Địa Không Địa Kiếp là hung sát tinh; lại có Thiên Không, Tuần Không, Triệt Không cùng loại. Nguyên bản có chú Địa Kiếp là sao Kiếp Sát, Địa Không là sao không vong, hai sao này nhập cung đều bất lợi. So với sự thật thấy khá nghiệm. Một bản ghi Thiên Không Địa Kiếp, không có Địa Không, tức là bản hiện lưu hành; nghi là do người sau sửa lại, bỏ (tên) Địa Không đổi thành Thiên Không, sai với bản chính. Cứ tuân theo cách cũ thì đúng.
Cần nói rõ Đẩu Số đàn vi xử dụng tên Địa Không thay vì Thiên Không.
Vài dòng đóng góp.
VDTT
(nguồn: theo Tử Vi Lý Số)