Thái Dương ý tượng là mặt trời. Cổ ca trong Đẩu số Toàn Thư viết: “Từ ái lượng khoan đại. Phúc thọ hưởng hà linh (Lòng từ thiện, quảng đại, tuổi thọ lâu dài). Thái Dương ví như mặt trời chiếu sáng cho vạn vật. Cây cỏ đất đai người vật thiếu ánh nắng không thể sống. Nhưng vạn vật lại không bao giờ phải đền đáp cái ân đó, Thái Dương chỉ cho đi thôi mà không nhận lại.
Thái Dương mặt hóp thân gầy
Thông minh tươm tất thảo ngay hiền hoà"
Câu phú nôm trên - dĩ nhiên - không thể nào mà nói hết được tấm lòng bao dung của Thái Dương. Hiểu rõ bản chất của Thái Dương ta đem so sánh với Thái Âm thì thấy rằng “Thái Dương thường hành động là để phục vụ, để trợ giúp, trong khi Thái âm thì lại thường hành động vì tư lợi bản thân” . Vì vậy cố nhân mới bảo Thái Dương “Quý nhi bất Phú” còn Thái Âm là tài tinh, cái tâm Thái Âm ưa hưởng thụ, vơ vét.
Thái Dương thủ mệnh vào hành chính, y khoa hoặc công tác xã hội thì hợp và có thể đạt địa vị cao. Nhưng buôn bán kinh doanh hoặc làm những việc gì cần mưu lợi, thủ đoạn lại thường rất dở. Trong khi Thái Âm dễ vào kinh doanh, không phải vì Thái Âm giảo quyệt nhưng Thái Âm tham hơn
Thái Dương chủ QUÝ cho nên khi đoán Thái Dương thủ mệnh phải căn cứ trên chức vị, danh vọng. Không phải bất phú là nghèo. Có địa vị, tất nhiên địa vị càng cao tiền càng nhiều. Bất phú nghĩa là không tự mình làm nên giàu có thế thôi. Ở trường hợp Thái Dương đóng Tài Bạch cung đắc địa lại khác.
Thái Dương cần nhất đắc địa thì ánh sáng mới quang minh. Thái Dương đóng Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ là mặt trời rực rỡ buổi sáng buổi trưa.Thái Dương đóng Dậu, Tuất Hợi ví như mặt trời buổi đêm đã mất quang huy.
Ngoài đứng đúng chỗ, Thái Dương còn đòi hỏi người mang số Thái Dương phải sinh ban ngày mới là hợp cách, sinh ban đêm giảm đi. Sinh ban ngày dù Thái Dương hãm cũng nửa hung nửa cát, sinh ban đêm Thái Dương hãm tuyệt đối hung.
Thái Dương được cổ nhân gọi bằng “trung thiên chi chủ” (chủ tinh giữa trời), giống sao Tử Vi cần bách quan tề tựu. Tất nhiên không bao giờ có Thiên Phủ Thiên Tướng triều củng.
Cách đẹp là Thái Dương đóng ở Thìn hội chiếu Thái Âm đóng ở Tuất, gọi là Nhật Nguyệt song huy hay Nhật Nguyệt tịnh minh. Thái Dương thuộc Hoả, quang minh chính đại, thông minh sái lệ, tài hoa.
Trong ngũ hành trí tuệ Thuỷ có sự khác biệt nhau. Trong hàng ngũ các sao, sự đa tài của Thái Dương cũng vậy, khác với sự đa tài của Thiên Cơ.
"Trí tuệ của âm Mộc thâm trầm.
Trí tuệ của dương Hoả quang minh lộ liễu"
Thái Dương đa tài về mặt biểu hiện làm chính trị, ra đám đông hoặc vào nghệ thuật biểu diễn như nhạc họa, kịch nghệ là hợp cách. Thiên Cơ đa tài với kế hoạch trong bóng tối, làm chính trị ở địa vị nghiên cứu, phân tích tình báo hoặc vào thuật số âm dương viết văn là hợp cách.
Thái Dương thuộc Bính Hoả mãnh liệt, hoá khí là “QUÝ” chứa chất phản kháng tính. Phá Quân cũng phản kháng nhưng thường có khuynh hướng phản nghịch. Khác nhau thế nào? Vì Thái dương bản chất quang minh, thấy điều trái thì chống, nhưng chống đối với nguyên tắc không đi quá đà đến mức phản nghịch. Trong khi Phá Quân cương mãnh làm theo ý mình muốn dễ quá khích đi đến phản nghịch
Thái Dương đóng cung Quan lộc đắc địa ý niệm khai sáng mở lối cao và vững. Một ngành nào đang trên đà xuống dốc vào tay người Thái Dương quan lộc khả dĩ sẽ hưng thịnh trở lại. Thái dương ở Tài bạch dễ có tiền, ưa phô trương tiền bạc qua ăn chơi, chưng diện …
Mệnh Thái Dương có một cách đặc biệt - ấy là Thái Dương thủ Mệnh tại Hợi. Tại Hợi cung Thái Dương là phản bối. Thái Dương mất đi vẻ huy hoàng - tương ý là mặt trời đêm. Thái Dương tại Hợi đi vào một trong hai tình trạng cực đoan: hay cũng vô cùng mà dở cũng vô cùng; rất thuận lợi hoặc rất khốn khó.
Thái Dương đóng Hợi nếu có trợ giúp của xương Khúc, Tả Hữu, Khôi Việt thì tuy thất huy nhưng vẫn được cải thiện nhiều, có một đời sống dễ dãi được. Thái Dương cư Hợi lại hay vô cùng nếu như nó gặp Thiên Mã Hóa Lộc, Lộc Tồn tức cách Lộc Mã giao trì. Cách này bỏ xứ bỏ quê mà đi trồi phấn đấu thành công phú quí.
Thái Dương tại Hợi phú gọi bằng Nhật trầm thủy để (mặt trời chìm sâu đáy nước) có Lộc Mã giao trìlại thêm cả Binh hình Tướng Ấn thì ăn to vào thời loạn. Chư tinh vấn đáp viết: “Thái Dương được các cát tinh khác thủ hay chiếu, rồi lại có Thái Âm đồng chiếu giàu sang đủ cả…Nếu Thân cung Thái Dương đắc địa mà gặp nhiều cát tinh khả dĩ làm môn hạ khách chốn công hầu, hoặc làm dân chạy cờ cho bậc công khanh.
Thái Dương vào Mệnh với vào Thân cung rõ ràng tạo ảnh hưởng khác biệt hẳn. Một đằng tự mình gầy dựng phú quí, một đằng chỉ làm môn hạ khách ở nơi cửa quyền. Trừ trường hợp Mệnh cung tự nó có cách tốt riêng. Trường hợp Thân cư phối thì số gái lấy chồng sang, số trai được vợ giàu sang hoặc gia đình vợ thế lực nâng đỡ, nhờ vã nhà vợ mà lên to.
Thái Dương ưa Xương Khúc và sợ Hóa Kị. Có lý luận cho rằng nếu Thái Dương đắc địa gặp Hóa Kị càng tốt. Hóa Kị như đám mây ngũ sắc khiến Thái Dương thêm rực rỡ. Không phải vậy, Thái Âm gặp Hóa Kị đắc địa, Hóa Kị khả dĩ biến thành đám mây ngũ sắc, còn với Thái Dương thì không. Hóa Kị là đám mây đen, là ám tinh trong khi tính chất căn bản của Thái Dương là quang minh, quang với ám chẳng thể hợp cùng. Nhất là Mệnh nữ Thái Dương mà có Hóa Kị tất nhiên hôn nhân gẫy vỡ, lúc nhỏ mồ côi cha hoặc xa cách, hoặc thiếu vì Thái Dương Hóa Kị như thế bất lợi hoàn toàn với những người thân thuộc nam tính. Ngoài ra còn có thể bị xảy thai, trụy thai.
Thái Dương hãm hội Riêu Kị, Thiên Hình hoặc Kình Đà khó tránh khỏi bệnh tật ở đôi mắt.
"Kình Đà Riêu Kị phá xung
Lại là đôi mắt chẳng mong được cùng
Kình Đà Riêu Kị khá kinh
Ắt rằng mắt chịu tật hình không ngoa"
Gặp Riêu Kị rồi Kình Đà hay Hỏa Linh thì cũng thế.
Thái Dương thủ Mệnh còn cách cục trọng yếu khác: Nhật chiếu lôi môn, tức thái dương đóng tại Mão. Mão thuộc cung chấn, Chấn vi lôi (sấm sét). Khi đóng Mão đương nhiên Thái Dương đứng cùng Thiên Lương. Cách Nhật chiếu lôi môn tuyệt đối tốt nếu hội cùng Thái Âm Hợi với Hóa Lộc, thêm Văn Xương Văn Khúc càng đẹp lắm, nhất là đối với chuyện thi cử khoa bảng. Như phú viết:”Dương Lương Xương Lộc, lô truyền đệ nhất danh” (Dương Lương Xương Lộc loa gọi người đỗ đầu)
Hiện đại cách Dương Lương Xương Lộc có thể là nhà phát minh, người làm những cuộc nghiên cứu nổi danh, một tay thể thao tăm tiếng…Cách Dương Lương Xương Lộc phải là Thái Âm đi với Hóa Lộc chiếu qua mới hợp cách. Nếu hóa Lộc đứng ngay bên cạnh Thiên Lương thì lại kém hẳn. Tại sao? Vì quan hệ Thiên Lương với Hóa Lộc không ổn thỏa (sẽ bàn khi luận về Thiên Lương)
Về cách Thái Dương cặp với Cự Môn tức “Cự Nhật đồng lâm”, hãy xếp qua phía Cự Môn. Ngoài ra còn những cách: Nhật Nguyệt đồng cung Sửu Mùi, Nhật Nguyệt chiếu bích, Nhật Nguyệt tịnh minh.
Nhật Nguyệt tịnh minh gồm có Dương tại Thìn, Âm tại Tuất hoặc Dương tại Tị, Âm tại Dậu. Cách Nhật Nguyệt tịnh minh cũng như các cách khác cần Tả Hữu, Xương Khúc, Khoa Quyền Lộc, học đỗ cao, địa vị xã hội vững, kém hơn nếu bớt đi những phụ tinh, tuy nhiên không kể làm cách đặc biệt.
Về Nhật Nguyệt đồng cung Sửu Mùi, nếu Mệnh VCD Nhật Nguyệt Mùi hoặc Sửu thì chiếu đẹp hơn là thủ Mệnh. Căn cứ vào câu phú:”Nhật Nguyệt thủ bất như chiếu”
Phú đưa ra những câu:
"Nhật Nguyệt đồng Mùi, Mệnh an Sửu hầu bá chi tài
Nhật Nguyệt Mệnh Thân cư Sửu Mùi, tam phương vô cát phản vi hung"
Cách trên là cách Nhật Nguyệt chiếu, cách dưới là cách Nhật Nguyệt đồng thủ Mệnh.
"Mấy người bất hiển công danh
Bởi chưng Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi"
“Nhật Mão, Nguyệt Hợi Mệnh Mùi cung, đa triết quế” nghĩa là Mệnh lập tại Mùi không chính tinh, Hợi Nguyệt chiếu lên, Nhật Mão chiếu qua học hành đỗ đạt cao, lấy vợ giàu sang.
Trường hợp Thái Dương đắc địa gặp Hóa Kị thế nào? Tỉ dụ Thái Dương tại Tỵ thì Cự Môn đương nhiên tại Hợi, nếu có Hóa Kị hợp với Cự Môn hẳn nhiên xấu, tranh đấu cho sự thành đạt khó khăn vất vả hơn gấp bội. Thái Dương đắc địa bị Hóa Kị dễ chiêu oán, nếu đi vào ngành thầy kiện, thầy cò, cảnh sát làm chức nghiệp sinh sống hợp hơn ngành khác.
Về sao Thái Dương còn có những câu phú khác đáng suy ngẫm như:
- Nhật Nguyệt Dương Đà khắc thân (Nhật Nguyệt gặp Dương Đà phần lớn khắc người thân).
- Nhật Nguyệt Tật Ách, Mệnh cung Không, yêu đà mục cổ (nghĩa là Mệnh Nhật Nguyệt gặp Tuần Triệt Không Vong hoặc ở cung Tật Ách có Nhật Nguyệt gặp Tuần Triệt thường có tật ở mắt hoặc ở sống lưng)
Cổ ca còn ghi câu:”Thái Dương đắc địa được sao Thiên hình cũng đắc địa dễ phát võ nghiệp”. Sao Thái Dương còn có những câu phú sau đây:
- Nhật Nguyệt phản bối hà vọng thanh quang, tố hỉ ngoại triều Khôi Việt
(Thái Dương Thái Âm hãm tất tối ám, nhưng nếu được Khôi Việt hội tụ vào Mệnh lại là người có khả năng thông tuệ đặc sắc).
- Nhật, Nguyệt lạc Mùi cung, vi nhân tiền cần hậu lãn
(Thái Dương hoặc Thái Âm đóng tại Mùi, làm việc lúc đầu chăm chỉ lúc sau vì lười mà bỏ dở).
- Dương Âm Thìn Tuất, Nhật Nguyệt bích cung. Nhược vô minh không diệu tu cần. Song đắc giao huy nhi phùng Xương Tuế Lộc Quyền Thai Cáo Tả Hữu nhất cử thành danh chúng nhân tôn phục.
(Thái Dương ở Thìn, Thái Âm ở Tuất là cách Nhật Nguyệt đắc địa ở bích cung, bích là bức vách chỉ ý chí, Thìn Tuất là Thổ, ngược lại nếu Thái Dương tại Tuất, Thái Âm tại Thìn thì cần gặp Tuần Triệt Thiên Không Địa Không để đảo lộn thế hãm. Đã song huy rồi mà gặp cả Xương Tuế Lộc Quyền Tả Hữu Thai Cáo thì danh phận phấn phát sớm chiều).
- Nhật Nguyệt Sửu Mùi ái ngộ Tuần Không, Quí Ân, Xương Khúc ngoại triều tất đường quán xuất chính (Nhật Nguyệt đóng Sửu hay Mùi mà có Tuần Không, lại được Ấn Quang, Thiên Qúy lại được Văn Xương, Văn Khúc có thể xuất chính làm quan về ngành văn)
- Nhật Nguyệt Sửu Mùi, âm dương hỗn hợp, tự giảm quang huy, kỵ phùng Kiếp Triệt
(Nhật Nguyệt đóng Sửu hay Mùi nơi Mệnh cung, cả hai đều giảm đi vẻ rực rỡ và rất sợ gặp Địa Kiếp và Triệt không).
- Nhật Nguyệt Khoa Lộc Sửu cung, định thị phương bá công
(Nhật Nguyệt đồng cung tại Sửu cùng đóng với Khoa Lộc thì có thể sẽ được vinh hiển).
- Nhật Nguyệt Mệnh Thân cư Sửu Mùi, tam phương vô cát phản vi hung
(Mệnh Thân Sửu Mùi có Nhật Nguyệt đồng cung toạ thủ mà các cung tam hợp chiếu không gặp sao nào tốt là hung mệnh - cả đời sẽ chẳng nên cơm cháo gì).
- Nhật Nguyệt chiếu hư không, học nhất tri thập
(Mệnh VCD được Nhật Nguyệt miếu vượng hợp chiếu thì học một biết mười)
- Giáp Nhật giáp Nguyệt cận đắc quý nhân
(Mệnh giáp Nhật Nguyệt đắc địa thường được gần cận bậc quý nhân)
- Nhật lạc nhàn cung, sắc thiểu xuân dung
(Mệnh có Thái Dương hãm thì vẻ mặt thường buồn bã, nhăn nhĩ).
- Nhật tại Tỵ cung, quang mỹ huy thiên, kiêm lai Lộc Mã Tràng Tồn Phụ Bật, thế sự thanh bình vi phú cách, nhược kiêm Tướng Ấn Binh Hình vô lại Tuần Triệt loạn thế công thành
(Thái Dương thủ Mệnh ở Tỵ, ánh sáng rực rỡ, đứng cùng Lộc Mã Tràng Sinh hoặc Lộc Tồn, Tả Hữu thì thời bình giàu có ; nếu đi cùng Tướng Quân, Quốc Ấn mà không gặp Tuần Triệt thì thời loạn thành công)
- Nhật cư Hợi địa, Nhật trầm ải nội, ngoại củng tam kỳ, Tả Hữu Hồng Khôi kỳ công quốc loạn dị viên thành, hoan ngộ Long Phượng Hổ Cái bất kiến sát tinh thế thịnh phát danh tài
(Thái Dương thủ Mệnh ở Hợi, ví như mặt trời lặn xuống biển, nếu được Khoa Quyền Lộc và Tả Hữu Hồng Loan Thiên Khơi ở đời loạn hay lập công lạ. Nếu được bộ Tứ Linh Long Phượng Hổ Cái mà không gặp sát tinh thì vào thời binh đao ắt nổi danh là người tài cao).
- Thái Dương tại Thuỷ, Nhật trầm thuỷ để loạn thế phùng quân, mạc ngộ sát tinh tu phòng đao nghiệp
(Thái Dương đóng Hợi thủ Mệnh tức là cách Nhật trầm thuỷ để, thời lạo phị giúp quân vương lập chiến công, nhưng nếu bị sát tinh thì khĩ tránh khỏi hoạ binh đao).
- Nhật lệ trung thiên, ái ngộ Hình Tang Hổ Khốc vận lâm
(Thái Dương đóng Ngọ thủ Mệnh, cần gặp vận Thiên Hình, Tang Mơn, Bạch Hổ, Thiên Khốc công thành danh toại nguyện).
- Nhật Nguyệt vô minh thi phùng Riêu Kỵ Kiếp Kình ư Mệnh Giải, tật nguyên lưỡng mục
(Nhật Nguyệt hãm địa mà gặp Thiên Riêu, Hóa Kị, Kình Dương, Địa Kiếp ở Mệnh hay Tật Á \ch có ngày hư mắt )
- Nhật Nguyệt nhi phùng Hình Hoả, thân thiểu hạc hình
(Mệnh có Nhật Nguyệt mà gặp Thiên Hình, Hỏa Tinh thì dáng gày gò, mình hạc xương mai).
- Xét xem đến chốn thuỷ cung
Kị tinh yểm Nhật uý đồng Kình Dương
(Thái Dương hãm ở Hợi Tí mà lại gặp Kình Dương là rất xấu)
- Nhật Nguyệt gặp Đà Linh chốn hãm
Hố Kỵ gia mục ám thong manh
(Nhật Nguyệt hãm ở Hợi Tí mà gặp Đà La, Linh Tinh lại thêm Hố Kỵ thì mắt hỏng, mắt thong manh).
- Thiên Tài gặp Nhật bất minh
Tính ưa lếu láo những khinh Phật Trời
(Thái Dương hãm thủ Mệnh mà lại gặp sao Thiên Tài thì tính tình lếu láo, ưa nhạo báng).
- Mấy người phú quý nan tồn
Bởi vầng ô thỏ đóng miền sát tinh.
(Giàu sang phú quý không bền bởi tại Nhật Nguyệt đi cùng với hung sát tinh).
- Con em xa khứ xa hoàn
Bởi vì Nhật Nguyệt chiều miền Nô cung